5 Quốc gia dẫn đầu trong việc “Tái Chế”

Với tỉ lệ ô nhiễm và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng như hiện tại, các quốc gia đều chủ trương thúc đẩy hành động bảo vệ môi trường. Trong đó, tái chế trở thành sự lựa chọn hàng đâu mang lại hiệu quả tối ưu nhất được nhiều quốc gia áp dụng.

Hầu hết rác thải đều được xử lý bằng biện pháp chôn vào lòng đất. Điều này không những gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên, mà còn trở thành nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hành tinh xanh. Thế nên, các quốc gia đã lựa chọn tái chế trở thành giải pháp hàng đầu nhằm ngăn chặn tình trạng môi trường “quá tải” rác thải nhựa. Hiện tại, có 5 quốc gia trên thế giới được đánh giá có hệ thống xử lý rác thải tốt nhất.

1. Thụy Điển

Thụy Điển quan tâm đến các vấn đề môi trường từ rất sớm

Có thể xem, Thụy Điển là một trong số các quốc gia dẫn đầu trong xử lý rác thải với tỷ lệ lên đến 99% vào năm 2011. Kể từ đó, chưa đến 1% các hộ gia đình mang rác thải ra bãi. Thực tế, Thụy Điển đã bắt đầu quan tâm đến các vấn đề về môi trường từ năm 1991 và xây dựng hệ thông xử lý rác thải chặt chẽ.

2. Na Uy

Na Uy xây dựng cơ sở chuyên trách tái chế nhựa

97% là con số đại diện cho tỷ lệ rác thải nhựa được tái chế ở Na Uy. Để đạt được con số đáng mơ ước này, tại quốc gia này đã xây dựng Infinitum – một cơ sở chuyên trách tái chế, tạo ra vòng lặp vô hạn cho các phế phẩm từ nhựa. Đồng thời, Na Uy còn áp dụng chính sách người dân phải chi trả thêm chi phí khi mua các loại nước uống đóng chai và sẽ được hoàn tiền lại khi mang vỏ rỗng đến các máy thu chai tự động.

3. Đức

Đức áp dụng chính sách phân loại rác bằng màu sắc

Đức hiện tại là quốc gia dẫn đầu trong phong trào tái chế rác thải nhựa. Bằng việc thúc đẩy hoạt động tái chế, quốc gia này đã giảm được 1 triệu tấn rác thải mỗi năm. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ tái chế của Đức lên 70%, đỉnh điểm đạt 86% vào năm 2015. Đây là tỷ lệ tái chế rác thải nhựa cao nhất thế giới. Để đạt được con số đáng mơ ước này, Đức đã áp dụng chính sách các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm xử lý bao bì sau khi người dùng sử dụng sản phẩm của mình. Ngoài ra, tại quốc gia còn áp dụng chính sách phân loại rác thái bằng màu sắc. Nếu như các hộ gia đình phân loại không đúng sẽ phải chịu mức phạt tương ứng.

4. Bỉ

Số lượng rác thải nhựa mang đi tái chế tại Bỉ đạt hơn 80%

Tại Bỉ, trên 80% lượng rác thải được mang đi tái chế lại. Đất nước này sử dụng hai quy trình xử lý rác thải là Ecolizer và Sự kiện xanh. Đây là hai hệ thống được xây dựng nhằm quản trị, tính toán lượng rác thải ảnh hưởng đến môi trường. Từ đó đề xuất những giải pháp ngăn chặn hoặc khắc phục.

5. Áo

Áo nằm trong top 5 các quốc gia có tỷ lệ tái chế cao nhất

Áo nằm có mặt trong danh sách một trong những quốc gia có tỷ lệ tái chế cao nhất – 63,7%. Tại Áo, công nghệ sinh học tái chế nhựa PET được đánh giá là hệ thống xử lý rác thải nổi bật nhất. Nhờ vào enzyme của một loại nấm, Áo đã áp dụng vào việc phân hủy nhựa PET và sau đó dễ dàng chuyển đổi lại thành nhựa chất lượng cao.

Hiện tại, có khoảng 192 quốc gia ô nhiễm rác thải nhựa trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Tình trạng ô nhiễm trở thành đề tài “nóng” cần sớm được khắc phục, trả lại trái đất một môi trường xanh, sạch, đẹp.